Trả lời:
Các nghiên cứu trên thế giới có ghi nhận tỷ lệ đột quỵ tăng khi thời tiết trở lạnh. Dù vậy,ơđộtquỵtăngkhitrờilạloperamide thời tiết lạnh không phải là một yếu tố nguy cơ độc lập gây đột quỵ mà ảnh hưởng gián tiếp qua nhiều yếu tố khác.
Đầu tiên, thời tiết lạnh sẽ làm co mạch dẫn đến tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định. Bên cạnh đó, trời lạnh làm thay đổi thói quen ăn uống, vận động và sinh hoạt dẫn đến các yếu tố nguy cơ mạch máu khó kiểm soát hơn. Thứ ba, thời tiết lạnh làm cơ thể ít có cảm giác khát, ít uống nước hơn dẫn đến cô đặc máu và dễ tạo cục máu đông hơn.
Bạn có thể dựa theo nguyên tắc F.A.S.T để nhận biết dấu hiệu đột quỵ, bao gồm:
- Face (mặt): yêu cầu bệnh nhân cười hoặc nhe răng, một bên không cử động.
- Arm (tay): cánh tay một bên yếu hơn bên kia khi bệnh nhân giơ hai tay lên.
- Speech (lời nói): nói đớ líu lưỡi, dùng từ không thích hợp hoặc câm lặng.
- Time (thời gian): nếu nghi ngờ có một trong các triệu chứng trên, gọi cấp cứu 115 ngay và ghi nhớ thời gian triệu chứng bắt đầu xuất hiện để báo bác sĩ nhằm chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Chúng ta không thể làm thay đổi thời tiết, nhưng có thể giữ ấm cơ thể khi ra ngoài lạnh, tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, duy trì thói quen vận động và tránh các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống bia rượu. Duy trì chế độ thuốc đều đặn (nếu có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường) và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bác sĩ Đào Duy Khoa
Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM